Lần trước bạn đã được hướng dẫn chèn biểu tượng Yahoo! Messenger vào blog hiển thị cho bạn bè biết bạn đang online. Lần này chúng ta sẽ đề cập đến Skype, trình gọi điện thoại trực tuyến từ PC đến PC và từ PC đến Phone phổ biến nhất thế giới bên cạnh những tính năng thông thường của một trình tin nhắn tức thời (gửi message, hỗ trợ webcam). Nếu công ty của bạn hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử hay dịch vụ đăng ký tên miền, hosting, việc thêm một biểu tượng hỗ trợ trực tuyến Skype không phải không có ích. Còn với blog, nếu bạn có Skype thì cứ đưa biểu tượng lên cho vui cửa vui nhà!

Việc đầu tiên bạn cần làm là cho phép hiển thị trạng thái trực tuyến trên web. Để thực hiện bạn đăng nhập Skype, chọn thực đơn Tools -> Options -> Privacy và đánh dấu chọn Allow my status to be shown on the web.



Tiếp theo bạn click vào địa chỉ http://www.skype.com/share/buttons/ và thực hiện theo các bước.

Bước 1: Nhập Skype Name (Tên mà bạn dùng để đăng nhập trên Skype).

Bước 2: Lựa chọn biểu tượng hoặc click vào link này để tạo biểu tượng.




Bước 3: Xem hiển thị trước.

Bước 4: Khi đã ưng ý thì chép phần mã nằm trong Copy & pase this code để dán vào HTML/JavaScript trên Blogger hay dán vào mã nguồn website của bạn.

Có rất nhiều tiện ích hay được chính thức phát triển bởi Google cũng như của các nhà lập trình từ các hãng khác hoặc người dùng dưới tên gọi Google Gadgets dành cho blog, website. Sự phong phú không chỉ bởi ở số lượng 21315 tiện ích (vào thời điểm bài viết này), mà còn bởi ở lĩnh vực đáp ứng nhu cầu thông tin của hầu hết người dùng. Các tiện ích này đặc biệt tiện lợi và dễ cài đặt. Ngoài những cái tên mà ai cũng biết (YouTube, Yahoo! Mail, Yahoo! Messenger, GMail, Google Talk...) bạn còn có thể tìm thấy một vài tên từ các trang ngôn ngữ tiếng Việt. Có lẽ các nhà lập trình ở nước ta chưa chú trọng nhiều đến sự tiện lợi của chúng nên chưa phát triển. Nào hãy dành một chút thời gian cùng tôi khám phá nhé!

Trước tiên bạn bấm vào địa chỉ này hoặc click tại đây. Bạn được yêu cầu đăng nhập tài koản Google (tài khoản cùng với GMail hay Blogger,...nếu chưa đăng nhập), tiếp tục bấm nút Find Gadgets để tìm tiện ích. Trang tiếp theo hiển thị, bạn chọn loại tiện ích theo chức năng từ thực đơn trái. Nếu không thông thạo tiếng Anh bạn có thể đổi giao diện tiếng Việt bằng cách chọn Tiếng Việt ở thực đơn xổ xuống More languages trước khi nhấn Find gagets. Xem hình.




Sau khi chọn tiếng Việt bạn có thể thấy một số tiện ích ngôn ngữ tiếng Việt như Vdict (Từ điển trực tuyến), MyWorld.vn (Diễn đàn học tiếng Anh trực tuyến), Vinajob (Mạng tuyển dụng, việc làm), Lịch (Lịch hiển thị ngày âm - dương)...

Sau đây là một vài tiện ích phổ biến (Nếu bạn đã đăng nhập Blogger chỉ cần click vào link trên hình để lấy code).



Để chèn vào blog, bạn chỉ cần click trên hình hoặc bấm vào nút Add to your webpage (Thêm vào trang web của bạn) ở tiện ích muốn sử dụng. Tiếp tục thay đổi tên tiện ích, kích thước và đường viền hay các thông tin khác phụ thuộc vào mỗi tiện ích trước nhấn Xem mã để lấy code chèn vào HTML/JavaScript của Blogger.

Bây giờ bạn có thể tự tìm lấy một tiện ích mình cần bằng cách gõ từ khóa vào hộp tìm kiếm. Các tiện ích hay trong bài viết này sẽ tiếp tục được cập nhật và phân loại trong tuần tới. Mời bạn quan lại đọc tiếp!

Chúc cuối tuần vui vẻ.

(Còn tiếp)

Nhiều bạn mới làm blog ở Blogger cảm thấy khó thao tác với template (mẫu) kiểu layout của Blogger. Thật ra template kiểu này rất thuận lợi khi bạn thêm bớt, chỉnh sửa tiện ích của nó. Khi đã thành thạo bạn sẽ thấy đúng là Blogger có khác! Thật vậy, bạn có thể làm chủ những gì có trên blog thông qua layout. Trên layout mỗi tiện ích nằm ở vị trí nào nội dung của nó sẽ thể hiện ở vị trí đấy trên blog. Ngoài ra ưu điểm nổi bậc của kiểu này chính là khả năng kéo và thả khi bố trí các vị trí cho tiện ích.

Các thành phần trên layout

Phụ thuộc vào template bạn chọn cũng như thay đổi trong quá trình sử dụng, về cơ bản trên layout gồm các thành phần: header (nằm trên cùng chứa tên blog và miêu tả), main (nằm giữa chứa bài đăng và tiện ích), sidebar (nằm bên trái hoặc phải hay cả hai chứa các tiện ích), footer (nằm dưới cùng ghi các thông tin thêm vào hay chứa tiện ích). Xem hình minh họa và hình thực tế.






Chỉnh sửa layout

Những gì thể hiện trên layout được điều khiển bởi các đoạn mã nằm trong Edit HTML (Chỉnh sửa HTML). Khi bạn tác động đến các đoạn mã này chính là tác động hiển thị của chúng trên layout và qua đó tác động đến nội dung hiển thị trên blog. Tùy theo nhu cầu bạn có thể thay đổi các đoạn mã trên cho phù hợp hoặc tự thiết kế một template riêng nếu bạn biết về CSS.




Thêm bớt các tiện ích

Hiện tại Blogger có đến 15 tiện ích khác nhau đáp ứng khá đủ nhu cầu của người dùng bình thường. Để thêm vào một tiện ích nào đó, bạn chỉ cần click vào Add a Page Element (Thêm một phần tử trang) trước khi chọn tiện ích muốn thêm vào.



Ngoại trừ header không cho phép xóa (nếu không thay đổi mã nguồn), để thực hiện thao tác này đối với một tiện ích đã thêm vào nào đó trên layout, bạn chỉ việc click Edit (Chỉnh sửa) và chọn Remove Page Element (Xóa phần tử trang).


Hình. Chỉnh sửa


Hình. Xóa

Thay đổi vị trí tiện ích

Để thay đổi vị trí các tiện ích trên layout bạn chỉ cần kéo và thả tiện ích muốn thay đổi đến vị trí mới. Ví vụ: Lúc đầu tiện ích chứa banner 468 x 60 nằm phía dưới bài đăng, tôi kéo và thả lên phía trên.


Hình. Trên layout trước khi di chuyển


Hình. Hiển thị trên blog trước khi di chuyển


Hình. Trên layout ở vị trí mới


Hình. Hiển thị trên blog ở vị trí mới

Chỉnh sửa các yếu tố đi cùng bài đăng

Trên mỗi bài đăng có thể bao gồm nhiều yếu tố đi kèm như: ngày đăng, người đăng, giờ đăng, bình luận, nhãn (nếu ngôn ngữ bạn chọn ở Định dạng là tiếng Việt, thì ở đây sẽ hiển thị tiếng Việt), biểu tượng chỉnh sửa nhanh, link gửi qua email, hiển thị quảng cáo (dành cho người tham gia Google AdSense). Để hiện thị hay ẩn đi bạn chỉ cần chọn hay bỏ chọn các yếu tố này tương ứng sau khi click Edit (Chỉnh sửa) ở phần tử Blog Post (Bài đăng).



Chúc bạn ngày giữa tuần vui vẻ!

Như bạn thấy, mỗi bài đăng trên blog này chỉ hiển thị phần đầu và mỗi khi bạn bấm trên Đọc tiếp... thì bài viết mới hiện ra đầy đủ, không phải tải lại, giúp blog nhanh hơn. Kỹ thuật này được phát triển bởi Ramani, khác với cách chèn đọc thêm (bài đăng phải tải lại một lần nữa) mà tôi có dịp giới thiệu trước đây. Để sử dụng kỹ thuật này trên blog, hãy thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào Blogger và chọn thẻ Template để sao lưu template của bạn.

Bước 2: Tại Edit HTML (Chỉnh sửa HTML) bạn kéo thanh trượt tìm tìm thẻ </head> (có thể nhấn đồng thời hai phím Ctrl + F để tìm) sau đó chép toàn bộ đoạn code dưới đây, dán phía trên thẻ này và lưu lại.


<b:if cond='data:blog.pageType != "item"'>
<script type="text/javascript">

var fade = false;
function showFull(id) {
var post = document.getElementById(id);
var spans = post.getElementsByTagName('span');
for (var i = 0; i &lt; spans.length; i++) {
if (spans[i].id == "fullpost") {
if (fade) {
spans[i].style.background = peekaboo_bgcolor;
Effect.Appear(spans[i]);
} else spans[i].style.display = 'inline';
}
if (spans[i].id == "showlink")
spans[i].style.display = 'none';
if (spans[i].id == "hidelink")
spans[i].style.display = 'inline';
}
}


function hideFull(id) {
var post = document.getElementById(id);
var spans = post.getElementsByTagName('span');
for (var i = 0; i &lt; spans.length; i++) {
if (spans[i].id == "fullpost") {
if (fade) {
spans[i].style.background = peekaboo_bgcolor;
Effect.Fade(spans[i]);
} else spans[i].style.display = 'none';
}
if (spans[i].id == "showlink")
spans[i].style.display = 'inline';
if (spans[i].id == "hidelink")
spans[i].style.display = 'none';
}
post.scrollIntoView(true);
}

function checkFull(id) {
var post = document.getElementById(id);
var spans = post.getElementsByTagName('span');
var found = 0;
for (var i = 0; i &lt; spans.length; i++) {
if (spans[i].id == "fullpost") {
spans[i].style.display = 'none';
found = 1;
}
if ((spans[i].id == "showlink") &amp;&amp; (found == 0))
spans[i].style.display = 'none';
}
}

</script>

</b:if>


Bước 3: Bạn click chọn Expand Widget Templates sau đó tìm id='post' (có thể dùng Ctrl + F để tìm) có trên đoạn mã. Bây giờ hãy bổ sung các đoạn mã màu đỏ nằm đúng vị trí như dưới đây. Lưu ý: Một số template sẽ không có uncustomized-post-template nhưng bạn cũng không phải lo.


<b:includable id='post' var='post'>
<div class='post uncustomized-post-template' expr:id='"post-" + data:post.id'>

<a expr:name='data:post.id'/>
<b:if cond='data:post.title'>
<h3 class='post-title'>
<b:if cond='data:post.url'>
<a expr:href='data:post.url'><data:post.title/></a>

<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</h3>
</b:if>

<div class='post-header-line-1'/>

<div class='post-body'>

<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'>

<p><data:post.body/></p>

<b:else/>

<style>#fullpost {display:none;}</style>
<p><data:post.body/></p>
<span id='showlink'>
<p><a href='javascript:void(0);' expr:onclick='"javascript:showFull(\"post-" + data:post.id + "\");"'>Đọc thêm ...</a></p>

</span>
<span id='hidelink' style='display:none'>
<p><a href='javascript:void(0);' expr:onclick='"javascript:hideFull(\"post-" + data:post.id + "\");"'>Tóm tắt ...</a></p>
</span>
<script type='text/javascript'>

checkFull("post-" + "<data:post.id/>");
</script>
</b:if>

<div style='clear: both;'/> <!-- clear for photos floats -->
</div>



Bạn có thể tùy biến Đọc thêm ...Tóm tắt ... nằm trong đoạn mã trên theo ý thích của mình.

Bước 4: Thay đổi cách đăng bài. Bây giờ mỗi bài đăng của bạn phải thực hiện theo cấu trúc sau:


Phần đầu hay tóm tắt
<span id="fullpost">
Phần còn lại hay mở rộng
</span>


Bạn có thể tham khảo thêm nội dung Sử dụng kỹ thuật mở rộng bài viết của Template ba cột mà trước đây tôi có dịp giới thiệu để biết cách dùng chi tiết hơn.

Cập nhật thêm (Bước 3):


Để thao tác đơn giản hơn, thay vì bổ sung các đoạn mã màu đỏ như bước 3 ở trên bạn hãy copy hết tất cả mã nằm trong khung đóthay thế đoạn mã nằm trong khung dưới đây có trong Edit HTML (Nhớ check Expand Widget Templates ở trên khung quản lý đoạn mã trước):

<b:includable id='post' var='post'>
<div class='post hentry uncustomized-post-template'>
<a expr:name='data:post.id'/>
<b:if cond='data:post.title'>
<h3 class='post-title entry-title'>
<b:if cond='data:post.link'>
<a expr:href='data:post.link'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<b:if cond='data:post.url'>
<a expr:href='data:post.url'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</b:if>
</h3>
</b:if>

<div class='post-header-line-1'/>

<div class='post-body entry-content'>
<p><data:post.body/></p>
<div style='clear: both;'/> <!-- clear for photos floats -->
</div>


Chúc thành công!

Nhiều người viết nhật ký trên mạng để giải trí, giao lưu, kết bạn hay chia sẻ kiến thức. Nhưng nhiều người khác làm việc này để kiếm thêm thu nhập đồng thời cũng có những blogger kiếm tiền toàn thời gian từ blog. Trong số hàng triệu triệu người viết, có những người đã thành danh và tạo ra nguồn thu nhập khiến ai cũng phải giật mình. Nhiều blog thành công được đầu tư nội dung khá kỹ ngay từ đầu, nhưng cũng có những blog thành công nhờ những sự cố tức cười. Điều này cho thấy cơ hội kinh doanh trên internet không phải khó mà cũng chẳng dễ gì! Bài viết này được dịch từ Business Week đề cập đến các blogger hàng đầu thế giới và vài nét về nội dung cũng như thu nhập từ blog của họ, nhằm giúp bạn đã hoặc đang làm blog định hướng và có cái nhìn về cơ hội kiếm tiền từ blog.


URL: boingboing.net
Ngày phát hành: Tháng 1, 2000
Thu nhập: Hơn một triệu 1 đô-la/năm

BoingBoing, một danh mục những gì tuyệt vời, có lẽ là vua của các blog kiếm tiền. Luôn luôn đứng hàng đầu trên Technorati, tháng 6 trang đã có 22 triệu lượt xem từ 2,6 triệu khách tham quan. Giá quảng cáo dao động từ 350 đô-la một button nhỏ cho một tuần đến giữa 2.000 đô-la và 5.000 đô-la cho tối thiểu 170.000 hiển thị các quảng cáo dạng banner, tất cả được bán thông qua Federated Media. Tần số cập nhật – bốn tác giả cập nhật trang từ 20 đến 40 lần mỗi ngày – giúp lượng truy cập đến blog cao, Mark Frauenfelder và vợ, Carla Sinclair, hăng hái viết truyện vui, khoa học viễn tưởng, máy tính và công nghệ. “Người xem BoingBoing tiếp tục tăng, chúng tôi vẫn còn chưa hoàn toàn hiểu hết lý do”, Frauenfelder nói. “Bây giờ là thời điểm trở thành công ty”. Và một điều tốt: BoingBoing bán quảng cáo hơn 1 triệu đô-la/năm.

URL: icanhascheezburger.com
Ngày phát hành: Tháng 1, 2007
Thu nhập: Được đánh giá 5.600 đô-la/tháng căn cứ vào tỉ lệ quảng cáo và dữ liệu lưu lượng truy cập.

Blog này, nhấn mạnh các hình ảnh ngờ nghệch của các chú mèo và chú thích ngây ngô, đã vươn tới nhóm đầu trên thế giới blog vài tháng nay sau khi một đôi ngụ tại Hawaii bắt đầu trò đùa nghịch. Theo Eric Nakagawa, còn được gọi là Cheezburger, kể từ khi phát hành trên mạng vào tháng giêng, lượng truy cập Cheezburger tăng lên gấp đôi mỗi tháng và bây giờ blog đạt nữa triệu lượt truy cập mỗi ngày, đứng thứ ba theo lượng truy cập trên nền WordPress. “Nếu bạn chạm đúng chỗ và bạn có thể xây dựng một cộng đồng, bạn không thể có ý tưởng 1 triệu đô-la nhưng bạn có ý tưởng 10.000 đô-la hoặc 100.000 đô-la”, Nakagawa nói, người đã bỏ việc phát triển phần mềm đế chơi blog Cheezburger toàn thời gian. Các quảng cáo tại Cheezburner, thông qua Blogads, giá khởi điểm 500 đô-la và giá 5.400 đô-la ở các vị trí ưu tiên. Trang cũng bán quảng cáo Google Adsense và AdBrite. Gần đây được xếp hạng thứ 26 trên danh sách những blog được liên kết nhiều nhất tại Technorati.


URL: shoemoney.com
Ngày phát hành: Tháng 11, 2005
Thu nhập: 12.000 đô-la/tháng

Cách tốt nhất để kiếm tiền trên mạng là viết blog về kiếm tiền trên mạng? Jeremy Schoemaker, một doanh nhân trên web 33 tuổi đã làm như vậy. Nữa giờ mỗi ngày anh viết cho ShowMoney, trang thu hút hơn 20.000 người xem mỗi ngày, mang lại 12.000 đô-la/tháng và nơi giới thiệu các sản phẩm web của chính mình. Một công ty kinh doanh khác – AutionAds, hiển thị các quảng cáo cho trang đấu giá eBay và NextPimp.com rao bán ringtone – là những công việc mạo hiểm chính của anh; số tiền từ blog chỉ là 3% thu nhập của công ty. Các công ty khác quảng cáo tìm đọc giả phù hợp từ ShowMoney, hầu như trang luôn xếp hạng top 100 trên Technorati. Schoemaker không có quảng cáo trên blog cho đến tháng giêng năm 2007, và năm đoạn phim quảng cáo ngắn được bán nhanh chóng. “Chúng tôi đã chưa bao giờ bán đoạn phim quảng cáo “, anh ta nói. “Chúng tôi có một danh sách chờ được mua”.


URL: overheardinnewyork.com
Ngày phát hành: Tháng 7, 2003
Thu nhập: Đánh giá $8,100/tháng căn cứ vào tỉ lệ quảng cáo và dữ liệu lưu lượng truy cập.

Nhà phát triển phần mềm Morgan Friedman và năm biên tập viên làm việc bán thời gian duy trì Overheard in New York, một bộ sưu tập những lời bình luận nặc danh đăng bởi đọc giả được sắp xếp từ vui nhộn đến thái quá. Bắt đầu từ năm 2003, blog đã thu lợi nhuận, nhưng Friedman nói lợi nhuận có thể tăng theo 10 lần trong vòng hơn 6 tháng. Các quảng cáo nhỏ được bán tại Blogads có giá 375 đô-la/tuần, và một quảng cáo flash trên trang đầu tiên có giá đến 6000 đô-la. Overheard đã đạt 6 triệu lượt xem một tháng và hơn 100 người mỗi ngày đăng ký đọc blog. Năm ngoái một quyển sách đã được xuất bản và hơn bốn blog cùng tạo nên mạng Overheard: Overheard at the Office, Overheard at the Beach, Overheard Everywhere, và Celebrity Wit. Đọc giả chính của trang, Friedman nói, là phụ nữ trẻ và đồng tính nam – các nhóm mà các nhà quảng cáo thèm muốn. Mặc dù Overheard mang lại tiền, ông vẫn bảo, “Tôi luôn luôn đi bên cạnh cộng đồng hơn là một công ty. Tôi cũng muốn kiếm đủ tiền để chúng tôi có thể đầu tư phát triển hơn. Tôi không cần xây dựng công ty web 2.0 mà tôi có thể bán hàng triệu đô-la”.


URL: kottke.org
Ngày phát hành: Tháng 3, 1998
Thu nhập: Được đánh giá $5,300/tháng căn cứ vào tỉ lệ quảng cáo.

Nhà thiết kế web tự học Jason Kottke đặt một quảng cáo nhỏ trên blog do mình thiết kế, ông ta quảng cáo “ngôi nhà xinh xắn của những sản phẩm siêu văn bản”. Quảng cáo được bán thông qua Deck, một mạng quảng cáo giới hạn mua trên 18 trang định hướng thiết kế hàng đầu. Kottke bắt đầu viết blog năm 1998, trên 0sil8, một trang trên đó ông xây dựng hồ sơ công việc thiết kế. Blog đã được chuyển đến tên miền hiện tại năm 1999, và bây giờ có 250.000 đến 300.000 người tham quan mỗi tháng – đủ đem lại khoảng 5.300 đô-la lương tháng cho ông. Trang được xếp hạng giữa trong top 100 blog được liên kết nhiều nhất trên Technorati. Như một trong những blog sớm nhất, với độc giả quan tâm đến thiết kế, Kottke.org thu hút các nhà quảng cáo sáng tạo và chuyên nghiệp. Và ông muốn giữa đúng mục đích ban đầu hơn là tối đa hóa lợi nhuận bằng treo nhiều quảng cáo và thay đổi nội dung để tăng lưu lượng truy cập. “Tôi làm nhiều thứ để giới hạn thu nhập” ông ta nói. “Cung cấp một trang tốt và dịch vụ tốt cho một nhóm nhỏ đọc giả là những gì mà tôi nhắm đến”.


URL: mashable.com
Ngày phát hành: Tháng 7, 2005
Thu nhập: Được đánh giá $166,000/tháng dựa trên tỉ lệ quảng cáo và dữ liệu lưu lượng truy cập

Pete Cashmore bắt đầu làm Mashable cách đây hai năm, blog viết về các xu hướng xã hội nổi bậc mà anh ta định nghĩa là “nhắm vào đa dịch vụ web”. Bây giờ đó là một công việc toàn thời gian. “ Các blog phải ngủ nhiều”, anh nói. Mashable được xếp hạng trong top 15 tập trung theo xu hướng trực tuyến và mạng xã hội. Với hơn bốn triệu lượt xem hàng tháng, Cashmore cho biết lượng truy cập blog đúng đối tượng. Nhưng ngay từ khi bắt đầu làm Cashmore không trông đợi kiếm sống từ blog. “Ý tưởng mà những blogger hàng đầu tạo nên số tiền lớn thì tức cười”, Cashmore nói. “ Người ta bám vào, dù thế nào đi nữa, làm tốt vào thời gian này. “ Mashable sử dụng Federated Media để bán quảng cáo. Các quảng cáo văn bản có giá khởi đầu 100 đô-la/tuần, banner có giá 2.000 đô-la.


techcrunch.com
Ngày phát hành: Tháng 6, 2005
Thu nhập: 200.000 đô-la/tháng


Một blog khác luôn đứng top đầu trên danh sách Technorati, đó là TechCrunch, trở thành công ty toàn thời gian Michael Arrington vào năm 2006, với thu nhập 200.000 đô-la mỗi tháng từ thông báo giới thiệu việc làm và quảng cáo. Arrington đã bắt bắt đầu viết blog từ hai năm trước đây. Blog trở thành mạng cho các thiết bị, công nghệ di động và các trang cho Anh, Pháp và Nhật Bản. Federated Media nắm giữ việc bán quảng cáo cho trang, có tổng cộng khoảng 5 triệu lượt xem mỗi tháng: mỗi quảng cáo dạng văn bản nhỏ có giá 300 đô-la một tuần, các banner có giá hàng ngày đô-la. “Các nhà quảng cáo của chúng tôi là những người muốn nắm bắt các độc giả mê công nghệ và thử công nghệ mới.” Arrington nói. “Chính điều đó nhắm vào đọc giả chi tiêu nhiều tiền”. Thêm vào lợi nhuận quảng cáo công ty còn có các nhà tài trợ và trong tháng 9 công ty có kế hoạch làm chủ TechCrunch 20, hội nghị tại San Francisco nơi 20 nhà khởi động phát hành sản phẩm của họ và một bảng nhận xét để dành lấy một giải thưởng 50.000 đô-la.

Và nhiều blog khác thuộc hàng cao thủ!

URL: talkingpointsmemo.com
Ngày phát hành: Tháng 11, 2000
Thu nhập: Đánh giá $45 000/tháng căn cứ vào tỉ lệ quảng cáo và dữ liệu lưu lượng truy cập


URL: perezhilton.com
Ngày phát hành: Tháng 9, 2004
Thu nhập: Được đánh giá 111.000 đô-la/tháng căn cứ vào tỉ lệ quảng cáo và dữ liệu lưu lượng truy cập


URL: gothamist.com (và 13 sites khác trong mạng "-ist")
Ngày phát hành: Thánh 1, 2003
Thu nhập: Trung bình hàng tháng từ 50.000 đến 60.000 đô-la/tháng trong vòng 12 tháng vừa qua.


URL: gofugyourself.typepad.com
Ngày phát hành: July, 2004
Thu nhập: Được đánh giá 6.240 đô-la/tháng căn cứ vào tỉ lệ quảng cáo và dữ liệu lưu lượng truy cập


URL: problogger.net (nhiều site)
Ngày phát hành: Tháng 11, 2004
Thu nhập: Hơn 100,000 đô-la

Mỗi blog có thể có nhiều nhãn, nhưng một số người chỉ quan tâm và có nhu cầu đọc một hoặc một số nhãn nào đó trên blog của bạn qua các chương trình đọc Feed. Làm thế nào để người dùng biết link đến feed cho từng nhãn trên blog của bạn? Hãy đọc bài hướng dẫn sau, bạn sẽ biết cách thực hiện.


Bình thường, nếu không đăng ký FeedBurner và thay đổi Post Feed Redirect URL trong Site Feed (Settings -> Site Feed) liên kết đến Feed cho các bài đăng của blog sẽ có dạng: http://tencuaban.blogspot.com/feeds/posts/default. Từ chương trình đọc feed trên web hay các chương trình trên Windows người dùng có thể đọc một phần hoặc tất cả nội dung của một bài đăng dựa theo chế độ cài đặt của bạn tại Allow Blog Feeds.




Theo hướng dẫn của Blogger link đến Feed cho từng nhãn của bạn sẽ là:

http://tencuaban.blogspot.com/feeds/posts/default/-/labelname

Nhớ phải có dấu "-". Và như vậy có thể dùng link này kết hợp với một hình ảnh, bạn hoàn toàn có một một biểu tượng feed cho từng label.

Cách thực hiện:

- Đăng nhập Blogger và hãy bảo đảm bạn trên blog của bạn có ít nhất một tiện ích label được sử dụng.

- Tiếp theo vào Template -> Edit HTML, nhớ bấm Expand Widget Templates và tìm id='Label1' (hoặc id='Label2' nếu bạn sử dụng đến nhãn thứ 2 )( Có thể dùng Ctrl + F để tìm). Bạn lưu ý đoạn mã sẽ như thế này:


<b:widget id='Label2' locked='false' title='Labels' type='Label'>
<b:includable id='main'>
<b:if cond='data:title'>
<h2>
<data:title/>
</h2>
</b:if>
<div class='widget-content'>
<ul>
<b:loop values='data:labels' var='label'>
<li>
<b:if cond='data:blog.url == data:label.url'>
<data:label.name/>
<b:else/>
<a expr:href='data:label.url'>
<data:label.name/>
</a>
</b:if>
(<data:label.count/>)
</li>
</b:loop>
</ul>

<b:include name='quickedit'/>
</div>
</b:includable>
</b:widget>


Nào bây giờ hãy chép đoạn code:


<a expr:href='data:post.url + "/feeds/posts/default/-/" + data:label.name'><img src='Link đến biểu tượng feed'/></a>


Trong đó Link đến biểu tượng Feed bạn có thể lựa chọn từ một trong các hình sau: (Đưa chuột phải lên hình bạn chọn và click Properties để lấy link)

và dán theo một trong hai cách: phía dưới thẻ <li> (hoặc phía dưới thẻ </li>) để biểu tượng xuất hiện trước (hoặc sau tên của nhãn).

(Bạn có thể đọc bài viết này trên Làm bạn với máy vi tính số 220 ngày 25/09/2007)

So với các nhà cung cấp dịch vụ nhật ký trên mạng khác, Blogger (dịch vụ blog miễn phí của Google) hơn hẳn về tính năng mở rộng, chỉnh sửa mã nguồn và chèn các ứng dụng của một dịch vụ khác. Gần đây cấu hình cài đặt của dịch vụ này đã được Việt hóa tuy vẫn còn nhiều lỗi dịch thuật. Động thái này cho thấy Google bắt đầu quan tâm đến cộng đồng người Việt viết nhật ký trên mạng. Hơn thế nữa Blogger còn cho phép bạn tạo blog với tên miền riêng mà bạn sở hữu được. Các blog đăng ký tại Blogger có địa chỉ là http://yourblog.blogspot.com. Nhưng nếu không quan tâm đến các từ blogspot.com có trong địa chỉ blog, bạn có thể mua tên miền hoặc dùng tên miền mà mình đang sở hữu. Blogger tiếp tục lưu trữ tất cả nội dung và hiển thị blog của bạn trên địa chỉ mới.


Tên miền và mua tên miền qua Google Checkout



Việc đầu tiên cần làm là phải chọn một tên miền và đăng ký qua dịch vụ mua bán trực tuyến Google Checkout (như eBay, Amazon,…) với 10 USD một năm thanh toán bằng thẻ Visa Debit. Tên miền này được đăng ký thông qua eNom, đối tác của Google.


Cách thực hiện: Đăng nhập vào checkout.google.com bằng tài khoản Google (tài khoản cùng với blog) để kích hoạt dịch vụ này và khai báo các thông tin về thanh toán. Sau khi khai báo xong, bạn vào Blogger lựa chọn blog muốn đăng ký địa chỉ mới, bấm Settings (Cài đặt), chọn Publishing (Xuất bản) và nhấn Custom Domain (Tên miền tùy chỉnh).


Bạn được đưa đến trang kiểm tra tên miền muốn đăng ký, chọn đuôi tên miền và click Check Availability. Bạn có thể dùng tên miền .com, .net, .org, .info, .biz. Khi đã tìm được tên miền chưa có người đăng ký, bạn bấm Continue to Registration (Tiếp tục đăng ký) để sửa đổi các thông tin cho tên miền, chấp nhận các điều khoản dịch vụ và thanh toán. Bạn có thể làm các bước theo trình tự từ tìm kiếm tên miền đến khai báo thông tin thẻ và thanh toán. Thanh toán xong, bạn sẽ được đưa trở lại trang kiểm tra tên miền trước đó với ô ghi tên miền vừa chọn và click Save Settings (Lưu cài đặt) để kết thúc.

Nhà cung cấp sẽ tự động cấu hình dịch vụ DNS của tên miền phù hợp với Blogger và bạn sẽ được hưởng các dịch vụ khác của Google kết hợp với tên miền của mình. Sau vài giờ blog bạn sẽ chính thức có tên miền mới. Đọc giả truy cập từ địa chỉ cũ được thông báo địa chỉ mới ngay trang đầu tiên. 48 giờ sau khi đăng ký thành công địa chỉ mới sẽ chính thức được sử dụng.

Xem video:



Tên miền mua từ các nhà cung cấp khác

Tên miền có thể được mua từ các nhà cung cấp quốc tế khác (qua thẻ thanh toán quốc tế) và trong nước cho phép toàn quyền quản lý DNS (Domain Name System) của tên miền và sau đó thay đổi CNAME đến máy chủ Google lưu trữ blog như hướng dẫn tiếp theo. Lưu ý: Một vài nhà cung cấp tên miền không hỗ trợ CNAME hoặc bắt buộc bạn phải trả thêm phí mới được sử dụng.


Cname (Canonical Name) là bản ghi trong DNS của tên miền giúp người dùng tìm ra trang web của bạn. Sau khi đăng ký tên miền, bạn có thể dùng tên miền con (subdomain), ví dụ: blog.yourdomain.com cho địa chỉ blog của mình. Khi đó hãy khởi tạo tên miền con và tiến hành cài đặt.


Việc cài đặt khác nhau tùy theo nhà cung cấp tên miền, về cơ bản gồm các bước:

1. Đăng nhập vào website của nhà cung cấp dịch vụ và đến trang quản lý DNS để thành lập bảng ghi CName.


2. Chọn địa chỉ bạn muốn dùng với blog và xóa đi các thông tin bảng ghi CName hiện có.

3. Điền các thông tin ở cột 1 và 2 dưới đây để thành lập bảng ghi CName.


Phải đợi khoảng 48 giờ để dịch vụ DNS cập nhật thay đổi. Sau thời gian này bạn có thể kiểm tra bằng cách vào Start -> Run, gõ cmd (hay command đối với Windows 98), tại dấu nhắc gõ ping www.yourdomain.com (hay ping blog.yourdomain.com) và gõ tiếp ping ghs.google.com, IP trả về trong hai trường hợp này giống nhau chứng tỏ dịch vụ này được cài đặt thành công. Lúc này bạn có thể cấu hình cho Blogger với địa chỉ tên miền mới bằng cách vào Blogger thay vì kiểm tra tên miền bạn hãy click Switch to advanced settings (Chuyển sang cài đặt nâng cao) sau đó nhập địa chỉ tên miền và nhấn Save Settings (Lưu cài đặt) để hoàn tất.




Cập nhật:

- Phụ thuộc vào trang cấu hình của nhà cung cấp, ở cột thứ hai Value/Destination, đôi khi phải bổ sung thêm dấu chấm (.) phía cuối dòng chữ ghs.google.com. Hãy xem thêm hướng dẫn của họ hoặc bài viết của Khánh.

- Trong trường hợp bạn mua tên miền từ các nhà cung cấp Việt Nam (thật ra họ là đại lý của các nhà cung cấp tên miền thế giới) hãy lưu ý: Nhà cung cấp có bán cho bạn tên miền và bạn được toàn quyền quản lý dịch vụ DNS của tên miền bạn mua hay phải trả thêm phí để được sử dụng dịch vụ này? Ở nước ta nhà cung cấp tên miền cũng là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ website, vì vậy họ thường cài đặt tên miền trỏ về máy chủ lưu trữ website của họ. Xin lưu ý, chúng ta mua tên miền chứ không mua dịch vụ lưu trữ (hosting).

- Dưới đây là một số nhà cung cấp tên miền Việt Nam bạn phải trả phí để được sử dụng dịch vụ quản lý DNS tên miền (giá tiền ở đây tham khảo cho tên miền .com):

- Còn đây là các nhà cung cấp cho bạn toàn quyền điều khiển tên miền:

- Bạn có thể mua tên miền do tôi cung cấp với giá 10$/năm cho tên miền .com, .net, .org ...

Lưu ý ở trên chỉ là một số địa chỉ mà tôi tham khảo với giá cả và dịch vụ vào thời điểm hướng dẫn này được đăng trên blog, nếu bạn tìm được nhà cung cấp khác có giá hợp lý hơn thì hãy chia sẻ cho cộng đồng Google Blogger nhé.


Đây là một hướng dẫn cụ thể cài đặt cho một tên miền được mua tại www.GoDaddy.com.

1. Đăng nhập vào trang quản lý và chọn tên miền đã mua, click trên Total DNS Control and MX Records.
2. Nhấn tạo một bảng ghi bí danh mới (CNAME Record) và nhập các giá trị như trên hướng dẫn. Nếu đã có bảng ghi hãy sửa lại giá trị ấy.

- Hãy gõ ở box Enter Alias Name: www để sử dụng cho địa chỉ http://www.tenmiencuaban.com

- Tương tự hãy gõ ở box Enter Alias Name: tenmiencuaban.com để sử dụng địa chỉ http://tenmiencuaban.com. Lưu ý, nhiều hướng dẫn khác chưa bổ sung phần này hoặc yêu cầu bỏ trống.






Nhấn OK để hoàn tất.

3. Thay đổi trên blog.

Vào Settings -> Publishing và thay đổi như hình.

Có hai cách thay đổi cho bạn dùng domain gốc:

- (Cập nhật 26/06/2011: Blogger hiện giờ không hỗ trợ cách này) Nếu bạn muốn dùng địa chỉ http://tenmiencuaban.com, hãy gõ tenmiencuaban.com và click vào dấu check phía dưới (khi đã lưu lại) để truy cập từ http://www.tenmiencuaban.com sẽ được chuyển thành http://tenmiencuaban.com.



- Ngược lại cho trường hợp bạn muốn dùng địa chỉ dạng tên miền con http://subdomain.tenmiencuaban.com. Ở đây địa chỉ có www cũng chỉ là một tên miền con.



Hoặc một tên miền con khác (ví dụ blog.blogspotvn.com) cho blog của mình.

Một trong những cổ điển mọi thời đại đó là trò chơi xếp gạch được Alexey Pajitnow sáng tạo cho Electronica 60 trong khi làm việc tại Viện khoa học Mát-cơ-va. Trò chơi này được du nhập vào Mỹ năm 1986 và một trong những trò chơi phổ biến trên các máy chơi game sử dụng màn hình TV thời trước, trên các máy chơi game nhỏ thường được sản xuất tại Trung Quốc và ngày nay trên điện thoại di động.

Người chơi dùng các phím di chuyển để điều khiển: Phím mũi tên hướng lên để xoay chữ, phím mũi tên hướng xuống để hình rơi nhanh hơn, "P" để ngưng/tiếp tục chơi, "Q" để thoát, "M" để tắt/mở âm thanh. "Z" và "X" cũng có thể dùng để xoay chữ.

Để đưa trò chơi này vào blog bạn click vào đây chỉnh sửa lại các thông tin trên Widget Settings:

Name: Tên cho trò chơi
Width: Kích thước rộng (đơn vị pixels)
Height: Kích thước ngang (đơn vị pixels)




Sau khi đã thay đổi xong, hãy click Get Widget để lấy mã và chèn vào blog như hướng dẫn chèn con mèo ảo. Ngoài ra còn rất nhiều game khác trong đó có Pac-Man, Boom Online được hướng dẫn ở bài viết này.


Ngoài ra còn khá nhiều game cổ điển hay khác:

Trò ăn nấm Super Mario:
http://www.widgetbox.com/widget/mario-revived

Trò đánh bóng bàn:
http://www.widgetbox.com/widget/king-ping-pong

Trò con lừa:
http://www.widgetbox.com/widget/donkey-kong

Trò con vịt:
http://www.widgetbox.com/widget/duck-hunt

Trò những kẻ xâm nhập không gian:
http://www.widgetbox.com/widget/space-invaders

Trò chơi trí tuệ Sodoku:
http://www.widgetbox.com/widget/sudokupark

Trò chơi thả bi phá gạch:
http://www.widgetbox.com/widget/breakout

Trò chơi bài:
http://www.widgetbox.com/widget/Solitaire

Trò đập bóng:
http://www.widgetbox.com/widget/balloonfight

Cách lấy mã đưa vào blog tương tự như trên.

Pac-Man, một loại game cổ điển được tạo bởi Namco vào những năm 80 và bây giờ được cập nhật trên web bởi Neave. Cách chơi đơn giản: Đưa Pacman vòng quanh mê cung và ăn tất cả các chấm nhỏ trong khi tránh đụng phải các con ma. Nếu bạn ăn càng nhiều viên sức mạnh, bạn có thể ăn cả con ma! Thỉnh thoảng trái cây xuất hiện bạn ăn nó bạn sẽ được điểm thưởng. Hãy đưa lên blog và ghi kỷ lục nào!

Sử dụng các phím di chuyển để di chuyển Pac-Man. Nhấn phím "M" để ở/tắt âm thanh, "P" để tạm dùng/tiếp tục chơi, và "Q" để thoát bất cứ lúc nào.

Để đưa trò chơi này vào blog bạn click vào đây chỉnh sửa lại các thông tin trên Widget Settings:

Name: Tên cho trò chơi
Width: Kích thước rộng (đơn vị pixels)
Height: Kích thước ngang (đơn vị pixels)




Sau khi đã thay đổi xong, hãy click Get Widget để lấy mã và chèn vào blog như hướng dẫn chèn con mèo ảo. Ngoài ra còn rất nhiều game khác trong đó có Boom Online được hướng dẫn ở bài viết này. Hãy thử ghi điểm ở bên dưới đây nhé!



Những con thú đáng yêu nhảy múa, nghịch ngợm, làm điệu, háo ăn; những đồ vật quen thuộc cử động theo cách riêng cũng quậy phá không kém. Chơi với những con thú ảo được nuôi dưỡng bởi chính bạn với tên bạn và màu sắc do bạn tự chọn. Nào hãy thử khám phá và vui đùa trên blog của mình một chút nhé!

Đầu tiên bạn cần vào trang http://www.widgetbox.com/widget/bunnyhero-labs-pet. Trên khung Widget Settings bạn thay đổi các thông tin theo hướng dẫn bên dưới:

Name: Tên của tiện ích
Width: Kích thước rộng
Height: Kích thước ngang
Animal: Chọn con vật mình yêu thích
  • bat: con dơi
  • bunny: con thỏ
  • duck: con vịt
  • fish: con cá
  • hamster: chuột đồng
  • hedgehog: con nhím
  • kitten: mèo con
  • light bulb: bóng đèn
  • llama: lạc đà
  • monkey: con khỉ
  • panda: gấu trúc
  • pencil: bút chì
  • penguin: chim cánh cụt
  • pig: con lợn
  • puppy: chó con
  • scissors: cái kéo
  • spider: con nhện
  • tiger: con hổ
  • turtle: con rùa
  • wolf: con sói
  • chick: gà con
pet name: Tên con vật
adopter name: Tên người nuôi
color: Gõ mã màu thập lục hoặc click vào nút để chọn màu mình thích.

Bạn có thể xem trước hiển thị ở khung Preview .




Sau khi đã thay đổi xong, hãy click Get Widget để lấy mã và chèn vào blog như hướng dẫn chèn tiện ích con mèo ảo.

Tải game ho ly mới | tai au mobile