Hiển thị các bài đăng có nhãn Tối ưu hóa blog. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tối ưu hóa blog. Hiển thị tất cả bài đăng

Càng sử dụng nhiều tiện ích thì thời gian toàn bộ nội dung blog được tải về hiển thị trên trình duyệt người đọc càng lâu. Làm sao để đọc giả cảm thấy mình được "phục vụ" ngay khi vừa gõ xong địa chỉ blog là vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt trong tình hình mạng internet ở Việt Nam không phải lúc nào cũng ổn định.

Kinh nghiệm cá nhân cho thấy chúng ta nên sử dụng hạn chế đến mức có thể số tiện ích (gadget) trên blog. Trong số các tiện ích của Blogger, HTML/JavaScript có lẽ được dùng nhiều nhất. Nếu blog bạn sử dụng nhiều tiện ích loại này, một cách có thể làm giảm đáng kể là ghép nội dung của chúng vào một và ngăn nhau bởi tên (title) nằm giữa thẻ <h2> và </h2> như hình:


Một cách khác cũng có thể ghi Tên tiện ích 1 vào phần title và nội dung của nó ở dưới, các nội dung khác thì để lại như trên. Nhìn chung nếu sử dụng template mẫu của Blogger thì việc ghép này sẽ thấy hiển thị tương tự như nhiều tiện ích khác nhau:


Và tất nhiên tốc độ tải về của blog cải thiện thêm một ít.

Bạn có cách làm nào khác hay hơn không? Xin chia sẻ ở dưới để chúng ta cùng thảo luận.

Một trong những yếu tố thu hút nhiều đọc giả đến với blog là tốc độ tải về máy tính người đọc. Nếu thời gian tải quá lâu, nhiều đọc giả có thể rời bỏ blog bạn trước khi họ có cơ hội đọc nó. Đây là một vài gợi ý từ Blogger giúp blog bạn load nhanh hơn và thu hút nhiều người đọc hơn:

Bài đăng:

Thời gian tải của blog bị chi phối bởi số lượng bài viết hiển thị trên trang chủ. Bạn có thể dễ dàng điều chỉnh số lượng bài viết từ thẻ Settings (Cài đặt) | Formatting (Định dạng) và khi đó chọn số bài đăng mà mình muốn hiển thị. Con số 10 bài viết hoặc ít hơn thường được khuyên dùng.


Liên kết và JavaScript bên thứ ba:

Để tối ưu hóa tốc độ tải, các liên kết, JavaScript và tiện ích của Google/ Blogger được khuyên dùng. Ngay cả khi bạn sử dụng các liên kết và JavaScript của bên thứ ba, blog bạn sẽ tải nhanh hơn nếu bạn đặt tất cả vào cuối blog. Nếu bạn có liên kết và JavaScript bên thứ ba trong sidebar, hãy đặt chúng vào cuối sidebar.

Hình ảnh và tệp tin media:

Càng nhiều hình ảnh, video và các tệp tin media khác được đăng trên blog, thời gian tải sẽ càng kéo dài. Mặc dù hình ảnh và tệp tin media đóng vai trò quan trọng để thu hút người dùng đến với blog, song quan trọng hơn là bạn phải tối ưu hóa tốc độ tải của chúng. Đây là một vài mẹo tăng tốc độ cho tệp tin media:

  • Giảm kích thước tệp tin ảnh và sử dụng thumbnail chứa liên kết đến hình ảnh kích thước đầy đủ.
  • Nếu bạn sử dụng hình ảnh của bên thứ ba, hãy đưa chúng vào Picasa Web Albums thông qua trình soạn thảo của Blogger.
  • Nếu bạn muốn cho số lượng hình ảnh kích thước lớn hiển thị, bạn có thể đưa tất cả lên Picasa Web Album và đặt một liên kết trong bài đăng hoặc trên sidebar đến album này.

Các gợi ý khác:

Nếu bạn cài đặt thêm bất kỳ đoạn CSS nào vào blog, hãy chắc chắn đặt chúng vào đầu trang.

Blog càng tải nhanh càng thu hút được chú ý của đọc giả. Để giúp xác định thời gian tải về bao lâu, bạn có thể sử dụng công cụ Stopwatch . Truy cập trang, nhập địa chỉ blog vào khung và nhấn "Start Stopwatch". Khi đó công cụ này sẽ mở blog ngay dưới và ghi lại thời gian tải tất cả nội dung trên blog bao gồm hình ảnh, video, tiện ích,... Hãy ghi lại thời gian tải và dùng các gợi ý trên để có những điều chỉnh thích hợp.

Khi tìm kiếm bài viết của blog bằng công cụ tìm kiếm có trên thanh công cụ Blogger, hoặc khi chọn một nhãn (label) nào đó để xem các bài đăng cùng nhãn, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy một thông báo nhỏ hiển thị ngay phía trên kết quả (Xem hình).


Nếu không thích có thông báo này, mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn loại bỏ:

Cách 1: Vô hiệu hóa đoạn mã hiển thị trạng thái. Đăng nhập blog, vào thẻ Layout (Bố cục) | Edit HTML (Chỉnh sửa HTML) và đánh dấu chọn Expand Widget Templates (Mở rộng tiện ích mẫu), tìm và thêm hai thẻ <!-- và --> như sau:

<b:includable id='status-message'>
<!--
<b:if cond='data:navMessage'>
<div class='status-msg-wrap'>
<div class='status-msg-body'>
<data:navMessage/>
</div>
<div class='status-msg-border'>
<div class='status-msg-bg'>
<div class='status-msg-hidden'><data:navMessage/></div>
</div>
</div>
</div>
<div style='clear: both;'/>
</b:if>
-->
</b:includable>


Cách 2: Thêm đoạn CSS sau đây vào bất kỳ vị trí nào giữa <b:skin><![CDATA[/* và ]]></b:skin> trong template của blog:

.status-msg-wrap {
display: none;
}


Hãy thử hai gợi ý trên biết đâu có hiệu quả đấy!

Từ khi bắt đầu viết blog cho đến thời điểm này tôi thường không quan tâm lắm về vấn đề tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO: Search Engine Optimization), hôm qua tình cờ tôi phát hiện một công cụ phân tích SEO của site và blog rất hay. Tôi đã thử kiểm tra blog của mình và nhận được nhiều lời khuyên bổ ích.

Website Grader là công cụ miễn phí đo hiệu quả tiếp thị của một website mà tôi muốn đề cập. Công cụ này cung cấp kết quả phân tích liên quan đến lưu lượng truy cập (traffic), tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, đánh giá mức độ phổ biến của website trên các trang xã hội và các kỹ thuật khác. Bạn có thể nhập thông tin để so sánh website của mình với các đối thủ cạnh tranh hay bạn bè qua đó biết được trang của mình nằm ở mức nào trên thang điểm 100.

Việc nhập thông tin để kiểm tra khá đơn giản, bạn chỉ cần click vào đây và điền các thông tin bên dưới:

Website URL: Địa chỉ blog hoặc website.

Related Keywords: Từ khóa liên quan đến blog hoặc website của bạn.

Competing Websites: Địa chỉ blog hoặc website đối thủ mà mình muốn so sánh.

Your E-Mail: Địa chỉ email của bạn (Link xem báo cáo sẽ được gửi đến email).

Nếu không muốn nhận tin tức về SEO từ trang này bạn bỏ dấu kiểm tra ngay dưới địa chỉ email.

Sau đó nhấn Generate Report để xem kết quả.



(Nhấn vào hình để xem ở kích thước lớn)

HƯỚNG DẪN ĐỌC PHÂN TÍCH:

Kết quả chia thành nhiều phần khác nhau, với nhiều đánh giá đi kèm những lời khuyên hữu ích.

I. On-Page SEO: Xử lý việc đặt các từ khóa trên trang.

A. Metadata: Các thông số meta giúp công cụ tìm kiếm biết về trang của bạn.
B. Heading Summary: Số tiêu đề và tiêu đề con.
C. Image Summary: Số hình ảnh sử dụng.
E. Readability Level: Đánh giá trình độ giáo dục cần thiết để đọc và hiểu nội dung trang.

II. Off-Page SEO: Tất cả những gì bạn đã làm để tiếp thị trang.

A. Domain Info: Thông tin ngày hết hạn tên miền.
B. Google PageRank: Xếp hạng theo thuật toán PageRank của Google (thang điểm 10).
C. Google Indexed Pages: Số trang được Google đánh chỉ mục.
D. Last Google Crawl Date: Ngày cuối cùng Google đánh chỉ mục trang bạn.
E. Traffic Rank: Xếp hạng Alexa lưu lượng truy cập.
F. Inbound Links: Tổng số link bên trong blog.

III. Blogosphere: Đánh giá mức độ giao tiếp với đọc giả.

A. Blog Analysis: Phân tích việc sử dụng công cụ giao tiếp với đọc giả.
B. Blog Ranking: Xếp hạng blog dựa trên công cụ Technorati.

IV. Social Mediasphere: Số lượng bài viết được đánh dấu vào các trang xã hội.

A. del.icio.us bookmarks: Số lượng bookmark ở del.icio.us.
B. Digg.com Submission Summary: Số lượng bài được đăng vào Digg.

V. Converting Qualified Visitors to Leads: Đánh giá công cụ giúp khách quan tâm gắn kết với trang.


A. RSS Feed: Sử dụng feed.
B. Conversion Form: Sử dụng form trên blog.

VI. Competitive Intelligence: Tổng kết báo cáo so sánh với các đối thủ hoặc tổng kết trang.

Bạn có thể xem một số báo cáo:



Bạn có thể tìm thấy một số tài liệu hữu ích về SEO trên trang của Công ty HubSpot, chủ sở hữu Website Grader.

Hầu hết website của các doanh nghiệp đều có form liên hệ trên trang của họ. Đây là một phần tích hợp trên trang chung giúp khách hàng dễ dàng liên lạc, xin cung cấp thông tin, nhờ giải đáp thắc mắc khi có nhu cầu. Sử dụng Blogger bạn không thể làm việc này nếu không sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp khác. Và hướng dẫn này mang lại cho bạn một tiện ích khá hay. Từ nay mọi thứ rất dễ dàng, bạn sẽ nhận được email kèm nội dung khi ai đó liên hệ với bạn.

Để bắt đầu bạn nhấn vào trang www.contactify.com đăng ký tài khoản bằng cách khai báo địa chỉ email mà dự định sẽ nhận thư liên hệ, mật khẩu và nhập lại mật khẩu. Kế đến nhập mã kiểm tra, kết thúc đăng ký và mở hòm thư kích hoạt tài khoản.

Hình 1. Đăng ký

Vậy là xong, bạn sẽ nhận được một đường link như thế này: http://www.contactify.com/4ea1e, chỉ cần ghi "Liên hệ" và kèm đường link. Nghĩa là bạn sử dụng <a href="http://www.contactify.com/4ea1e" target="_blank">Liên hệ</a> đặt vào nơi hỗ trợ HTML.

Tuy nhiên nếu bạn thích nhúng form liên hệ vào luôn mã nguồn, khi trang trên hãy để ý các ký tự cuối gọi là số link (link number), chẳng hạn như 4ea1e. Bây giờ nhấn thực đơn .embed, nhập vào số link và nhấn nút widgetbox.



Trang widgetbox hiện ra, đây là trang chứa rất nhiều tiện ích cho blog mà tôi đã có lần giới thiệu về con mèo ảo, thú ảo từ đây.

Ở phần cài đặt tiện ích (Widget Settings) bạn nhập tên (Name), thay đổi chiều rộng (width), cao (height), kiểm tra số link của mình, nhập thông điệp (Custom message, sẽ xuất hiện sau khi khách gửi liên hệ), không cần khai báo link đến file CSS. Cuối cùng nhấn Get Widget.

Hình. Cài đặt

Đến đây bạn có thể lấy code đưa vào nơi hỗ trợ JavaScript (Tiện ích HTML/JavaScript hoặc bài đăng). Nếu chưa rõ cách nhúng xin xem thêm hướng dẫn.

Bên cạnh sự tiện lợi như phần đầu đề cập, bạn có thể giữ liên lạc với đọc giả của mình mà không cần hiển thị địa chỉ email trên blog. Việc này tránh được các công cụ dò tìm email cho mục đích gửi thư quảng cáo đa phần không được sự cho phép của chủ nhân hòm thư điện tử (spam, thư rác). Thư rác là vấn nạn đau đầu đối với bất kỳ người dùng thư điện tử nào.

Hình. Ví vụ một email liên hệ

Nào, hãy nhấn vào đây xem tiện ích này hiển thị như thế nào trên blog nhé!

Chúc tất cả các bạn cuối tuần vui vẻ.

Không cần những thủ thuật cao siêu, chỉ vài gợi ý đơn giản bạn có thể quảng cáo blog của mình thành công. Nào hãy cùng Thủ Thuật Blog khám phá những gợi ý đơn giản ấy qua kinh nghiệm cá nhân và bài dịch từ hướng dẫn của Google Blogger: Quảng bá blog của bạn.
  1. Thiết lập chế độ Send Pings cho blog. Khi thiết lập này được kích hoạt, blog của bạn sẽ nằm trong danh sách các blog cập nhật gần nhất trên mạng cũng như các dịch vụ khác liên quan: Technorati, Bloglines

  2. Kích hoạt thanh Navbar. Làm việc này, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả. Một trong những nút bấm trên Navbar Blogger có tên gọi NextBlog (Blog tiếp theo) – Click trên đó xem blog kế tiếp mà blog này cho phép hiện navbar.

  3. Cài đặt email đến bài đăng này. Nếu bạn sử dụng Email this post trên blog, người xem sẽ có thể chuyển bài đăng của bạn đến bạn bè. Việc này không có hiệu quả ngay lập tức lên thống kê nhưng nó có thể có hiệu quả khác để quảng cáo blog của bạn.

  4. Mở chức năng Post Pages. Bằng việc xuất bản mỗi bài đăng trên một trang riêng bạn sẽ bảo đảm được các bài đăng dễ tạo liên kết hơn và thu hút hơn đến các bộ máy tìm kiếm.

  5. Mở feed. Khi người đọc đăng ký feed vào trình đọc tin của họ, chính là họ đã đọc bài đăng của bạn.

  6. Thêm blog của bạn vào danh sách Blogger. Khi bạn thêm blog của mình vào danh sách NextBlog, Cập nhật gần nhất hay những nơi khác, chính là tăng thêm lưu lượng truy cập.

  7. Viết nội dung có chất lượng. Nếu phong cách của bạn kém, sai ngữ pháp, không chấm câu và thiết kế xấu xí chính là làm giảm số người đọc. Nhưng chúng ta muốn thu được đông đảo khách viếng thăm hơn vì vậy hãy tự sửa chữa đi một chút.

  8. Cập nhập thường xuyên. Đơn giản: Càng cập nhật, lượng truy cập bạn thu được càng tăng.

  9. Lắng nghe đọc giả. Một cách tốt nhất là xây dựng một lượng đọc giả riêng. Khi bạn giữ chân được lượng đọc giả, bài viết của bạn sẽ tập trung. Việc tập trung sẽ làm thu hút khách viếng thăm những lần khác.

  10. Hãy nhớ các công cụ tìm kiếm. Đây là một vài điều bạn có thể làm blog bạn trở nên thân thiện hơn với các bộ máy tìm kiếm. Hãy dùng tiêu đề và lưu trữ từng trang cho mỗi bài đăng. Việc này sẽ tự động làm mỗi bài đăng là một trang với tên gọi thông minh căn cứ vào tên của bài đăng. Và cũng như bạn cố gắng miêu tả cho blog. Những bài đăng tốt với những nét đặc biệt có thể đứng đầu mỗi kết quả tìm kiếm.

  11. Giữ bài đăng và đoạn văn ngắn gọn. Hãy viết các bài đăng ngắn gọn sẽ tăng thêm thông tin mới thích hợp trong đồng blog và đi theo hướng này. Hãy giữ chúng ngắn gọn và hay vì khách tham quan có thể chú ý, đọc và bấm vào nó.

  12. Đặt URL đến blog trong chữ ký email của bạn. Hãy nghĩ có bao nhiêu thư điện tử được chuyển tiếp mà bạn đã thấy trong ngày của bạn, hãy tưởng tượng chúng có thể quảng cáo cho blog.

  13. Đăng ký địa chỉ blog của bạn vào các trang tìm kiếm blog và danh mục blog. Người ta xem nội dung blog của bạn trên Technorati mỗi ngày, bạn có nằm trên danh sách của họ không? Bạn nên có. Hãy đăng ký url đến blog của bạn vào Technorati, Daypop, Blogdex, Popdex và nhiều trang khác mà bạn xem qua.

  14. Đặt link đến blog khác. Link là tiền tệ trong cộng đồng blog và nó sử dụng tiền để làm ra tiền vì vậy hãy bắt đầu đặt link.

  15. Cài danh sách blog (blogroll). Đây là một sơ đồ mạng xã hội đơn giản nhưng hiệu quả và nó cho kết quả như một liên kết đơn giản nếu không nói nó mạnh hơn: lưu lượng truy cập! Vì vậy hãy cài đặt blogroll và lấy danh sách.

  16. Là người bình luận năng động. Việc này cũng giống như tạo liên kết. Hệ thống nhận xét cũng cung cấp cho bạn một cách để tạo liên kết đến blog của bạn từ blog mà bạn đã viếng thăm. Vì vậy nếu bạn cảm thấy thoải mái hãy để lại một hoặc hai nhận xét ở những blog mà bạn đã xem.

  17. Lưu và chia sẻ bookmark địa chỉ blog hay địa chỉ bài viết. Mỗi người có thể dùng một nền blog khác nhau truy cập đến các dịch vụ phổ biến. Bạn có thể kéo lượng khách truy cập đến blog của mình bằng cách thức như vậy khi tham gia cùng lúc nhiều dịch vụ.

  18. Tạo feed đến blog muốn quảng cáo. Tương tự, thông qua feed, bạn có thể cho người đọc biết được các nội dung trên blog khác. Chẳng hạn dùng feed đến các bài viết trên blog của bạn ở Google Blogger để thu hút khách từ một blog khác cũng của bạn ở Yahoo! 360.

Hãy thử áp dụng các phương pháp trên, blog của bạn sẽ ngày càng thu hút được nhiều người đọc.

Rất ít người dùng Việt Nam để ý và sử dụng Technorati trên blog của mình. Các câu hỏi được đặt ra ở đây: Technorati là gì? Tại sao phải sử dụng nó? Và sử dụng như thế nào? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi này.

TECHNORATI LÀ GÌ?


Technorati là một công cụ tìm kiếm nội dung bài viết dành cho blog. Ngoài ra nó còn là công cụ cung cấp tag và lưu trữ bookmark (giống như các trang về mạng xã hội kiểu del.icio.us). Bên cạnh còn có chức năng thống kê số liên kết đến trang hoặc bài viết của bạn mà những người khác đặt trên blog của họ. Ngoài ra Teachnorati còn thống kê thứ hạng blog của bạn trên công cụ của họ.



TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG TECHNORATI?

Techonorati lưu giữ các tag và nội dung tóm tắt các bài đăng trên blog của bạn vào bộ máy tìm kiếm của họ. Là một công cụ chuyên tìm kiếm trên blog nên Technorati lưu giữ một phần của mỗi bài viết dù trước đó bạn chưa hề khai báo sử dụng công cụ này. Bạn có thể kiểm tra bằng cách copy đoạn mã này vào trình duyệt: http://technorati.com/blogs/BLOGCỦABẠN.blogspot.com (Ví dụ: http://technorati.com/blogs/thuthuatchoblogger.blogspot.com).

Vì vậy sử dụng công cụ này sẽ làm tăng khả năng tìm thấy blog của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Cũng như bạn có thể sử dụng các công cụ có sẳn của họ.

SỬ DỤNG TECHNORATI NHƯ THẾ NÀO?

Đầu tiên bạn cần đăng ký cho mình một tài khoản tại www.technorati.com . Sau khi đăng ký xong, bạn đăng nhập bằng tài khoản của mình. Ở góc trái bên dưới trang chủ (Home), bạn có thể bắt đầu Claim your blog (Khai báo blog của bạn).



Đến lượt bạn được yêu cầu nhập địa chỉ blog. Hãy gõ: http://BLOGCỦABẠN.blogspot.com

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket


Tiếp tục bạn sẽ ở bước Choose claim method (Chọn phương pháp khai báo). Có hai phương pháp khai báo mà Technorati đề nghị Quick Claim (Khai báo nhanh) và Post Claim (Khai báo bằng đăng bài). Tôi đề nghị bạn sử dụng phương pháp Quick Claim. Lý do: Dễ sử dụng và không mất nhiều thời gian. Vậy hãy click Use Quick Claim (Sử dụng khai báo nhanh).



Bạn sẽ được yêu cầu nhập UsernamePassword. Hãy dùng tài khoản Google (Google Account) đăng nhập blog của bạn để khai báo ở đây. Lưu ý, không phải dùng Username và Password của Technorati đâu nhé! Click vào nút Quick Claim Now.



Đây là giai đoạn quan trọng nhất. Bạn khai báo các thông tin liên quan đến blog của bạn.

Description (miêu tả): Tóm tắt một vài thông tin về blog của bạn. Tối đa không quá 250 ký tự. Nếu blog của bạn ngôn ngữ chính là tiếng Việt, bạn hãy gõ tiếng Việt có dấu.
Language (ngôn ngữ): Chọn Vietnamese (Tiếng Việt) nếu blog của ngôn ngữ chính là tiếng Việt.
Tags: Sử dụng các tag để miêu tả blog của bạn.



Bạn có thể lấy code của một trong ba công cụ này paste vào HTML/JavaScript để tạo nút giúp người dùng Technorati lưu trữ nhanh vào Favorite của họ.



Cuối cùng bạn click Save Blog Info (Lưu thông tin blog) để kết thúc.



Sau khi làm xong, bạn click vào nút Edit Widget để chọn các đặc điểm của widget và chèn mã vào blog.

Widget width (Chiều rộng widget): Hãy chọn kích cở bạn muốn sử dụng.
Features (Các đặc điểm): Bạn có thể chọn 1 trong các feature hoặc chọn tất cả.
Photo (Hình ảnh): Bạn có thể upload hình ảnh của bạn vào tài khoản Technorati.
Technorati search link (Số liên kết tìm kiếm): Chính là số liên kết đến blog của bạn tìm thấy trên các blog hay website khác. Trên blog ví dụ này là 11.
Teachnorati search box (Hộp tìm kiếm): Một hộp tìm kiếm của Technorati.
“View my profile” link (Liên kết “Xem hồ sơ của tôi”).
Tag Cloud (Các tag của blog).



Click vào nút Get the Code để lấy mã và paste mã này vào HTML/JavaScript (Đăng nhập vào blogger.com, Template | Page Elements | Add a Page Element -> HTML/JavaScript).



Ngoài ra Technorati còn một số công cụ khác chờ bạn khám phá.

Alexa là trang web xếp hạng traffic uy tín thế giới. Website hay blog của bạn càng có nhiều người xem, hạng càng cao. Nhiều nhà quảng cáo dựa trên chuẩn xếp hạng này chọn các site có thứ hạng cao để marketing cho công việc kinh doanh của họ. Với blogger như chúng ta làm blog để cho vui, nhiều người đọc cũng tốt mà không ai đọc cũng ... không tốt!!!

Làm thế nào để biết blog của bạn xếp hạng thứ bao nhiêu? Bạn chỉ việc vào www.alexa.com nhập địa chỉ blog của bạn thì bạn sẽ biết được thứ hạng. Trường hợp muốn có một widget trên blog hãy click vào đây và làm theo hướng dẫn bên dưới.



Chọn kiểu hiển thị, nhập vào địa chỉ blog của bạn (ví dụ: thuthuatchoblogger.blogspot.com), click Build Widget. Tiếp theo, chọn kiểu bạn thích copy và paste code này vào HTML/JavaScipt (Template | Add a Page Element | HTML/JavaScript) lưu lại và di chuyển đến vị trí bạn muốn.




Chúc thành công!

Theo thống kê trên Google Analytics, gần 50% số người đọc ThuThuatChoBlogger.blogspot.com đến từ công cụ tìm kiếm Google (hình 1). Số lượng người viếng thăm không ngừng tăng lên (hình 2, hình này được lấy lúc 11h45 ngày 27/06/2007 nên ngày thứ năm, Thursday, chưa đầy đủ). Xếp hạng trên Alexa của trang đã tăng vọt. Cách đây một tuần, blog ở vào khoảng 4 triệu, vài hôm trước tăng lên 2 triệu, vào thời điểm bài này được đăng là 1 420 173. Như vậy traffic của trang đã tăng một cách ấn tượng, ngoài mong đợi của người viết!


Hình 1. Thống kê số lượng truy cập trang tại Google Analytics



Hình 1. Thống kê số lượt và người truy cập trang tại StatCounter.com

Nếu bạn chỉ làm blog cho bạn bè hay người thân đọc thì bạn không cần quan tâm đến việc xếp hạng blog của bạn. Bạn cũng không nhất thiết đọc bài viết này. Nếu bạn muốn làm một blogger thật sự, muốn blog mình tìm thấy trên bộ máy tìm kiếm thì nên quan tâm đến những thủ thuật tối ưu hóa mà giới websmaster (người quản lý trang web) hay dùng. Vì đối với họ, xếp hạng càng cao trên Google hay Alexa đồng nghĩa với trang của họ càng được nhiều người biết đến, công việc kinh doanh càng hiệu quả. Tôi thì không có ước mơ như vậy, tôi chỉ muốn trang này có nhiều người đọc, càng nhiều người đọc đồng nghĩa với việc tôi có niềm vui tiếp tục viết bài cho blog.

Để add sitemap cho blog vào công cụ tìm kiếm của Google, đầu tiên bạn cần biết sitemap là gì? Sitemap trên blog thật ra chỉ là các liên kết đến các bài đăng. Các liên kết này là những RSS hay Feed viết bằng XML (eXtensive Markup Language). Việc add sitemap giúp Google đánh mục lục (index) các bài viết trên blog và giúp người cần tìm dễ tìm thấy. Bạn đăng nhập vào Google Webmaster Tools (nếu chưa kích hoạt hãy dùng Google Account của bạn để kích hoạt). Trước hết bạn phải thêm blog của bạn vào công cụ tìm kiếm. Sau đó bạn click vào Add ngay trên Dashboard của Webmaster Tools (hình).



Hoặc click trên SitemapsAdd a Sitemap.


Bạn được đưa đến trang và chọn như hình dưới.



Nhập vào liên kết đến sitemap bên dưới dòng My Sitemap URL is.

Dùng một trong hai liên kết này hoặc cả hai.

http://TÊNBLOGCỦABẠN.blogspot.com/atom.xml

hay

http://TÊNBLOGCỦABẠN.blogspot.com/rss.xml

Nhớ sửa lại phù hợp với blog của bạn nhé!

Tiếp tục click Add Web Sitemap để kết thúc. Thông báo hoàn tất thành công như hình dưới.



Ngoài ra bạn nên cho phép mỗi bài đăng hiển thị bằng một liên kết duy nhất đến trang riêng của chính nó bằng cách vào Settings | Archiving, chọn YesEnable Post Pages. Xem hình.



Chúc thành công!

Tải game ho ly mới | tai au mobile